Mục Lục
Để xác định được, thì chúng ta cần phải phân tách thành 4 nhóm chính:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng
- Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng
- Trẻ em trên 1 tuổi
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên
Cơ thể của trẻ trong giai đoạn này đều rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương. Ở thời điểm này, em bé không cần bổ sung thêm bất cứ nguồn nước nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa theo công thức là đủ. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên, vào thời điểm này, các mẹ nên cho bé bú trực tiếp bằng sữa mẹ thì bé mới phát triển một cách toàn diện
Trẻ em 6 – 12 tháng tuổi có nhu cầu nước khoảng 100ml/kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày (kể cả sữa)
Ví dụ: nếu bé nặng 5kg cần 500ml nước, lượng sữa bé uống trong ngày vào khoảng 300ml sữa thì cha mẹ cần bổ sung thêm 200ml nước cho con, có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả tươi, nước luộc rau củ…
Trẻ có cân nặng 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng sữa mà bé uống vào). Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg thì mỗi kilogram cần tăng thêm 50ml nước cho trẻ. Cụ thể, cha mẹ có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho con như sau :
Ví dụ một em bé nặng 13 kg cần lượng nước mỗi ngày là: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml; trong đó nếu trẻ đã được uống 500ml sữa thì lượng nước cần bổ sung thêm cho trẻ đó là: 1.150 - 500 = 650(ml).
Lượng nước của trẻ từ 10 tuổi trở lên uống vào mỗi ngày bằng với lượng nước của người lớn là từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước mà trẻ cần uống nên chia đều trong ngày và uống ít nước hơn vào buổi tối. Cha mẹ nên dạy bé không nên đợi đến khi có cảm giác khát mới uống, vì lúc này các tế bào đã bị thiếu nước. Để trẻ làm theo, thì cha mẹ nên làm gương cho con để con học theo.
Nếu sinh sống ở vùng có khí hậu nóng bức hay khi trẻ phải vận động thể lực nhiều thì nhu cầu nước trong ngày của trẻ sẽ nhiều hơn. Nếu trẻ không tăng trưởng đạt tiêu chuẩn, các bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định trẻ thay thế một phần nước trong ngày bằng một loại dung dịch khác có năng lượng cao hơn (như các loại sữa nguyên chất)
Từ độ tuổi này là trẻ đã cần bổ sung rất nhiều nước vào cơ thể. Vì vậy, cần một nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn an toàn để giúp cho trẻ phát triển toàn diện
Trẻ bị sốt, đi ngoài liên tục, trẻ toát mồ hôi nhiều, trẻ không uống sữa mẹ hay không được bú bình đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước. Một số bệnh lý như tiêu chảy, sốt virus,... có thể dẫn đến mất nước ở trẻ, nếu mất nước trầm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số biểu hiện mất nước cha mẹ cần biết để kịp thời xử trí như sau:
Chỉ 5 phút sau khi uống vào cơ thể là nước đã rời khỏi dạ dày, do đó chúng ta chỉ nên uống nước vào thời điểm 10 phút trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn no, không nên uống nước ngay sau hoặc uống nước trong khi ăn. Việc uống nước trong bữa ăn sẽ làm loãng và mau đẩy dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn. Mặt khác, uống nước khi đang nhai sẽ khiến chúng ta nuốt món ăn vào dạ dày ngay cả khi thức ăn chưa được nhai kỹ, điều này không tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa
Việc uống nước của trẻ cần được chia làm nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ uống 1 lần quá nhiều nước kể cả khi trẻ đang rất khát. Cho trẻ uống nước từ từ từng ngụm, điều này giúp cho nước có thời gian để thấm qua thành ruột vào mạch máu, góp phần thỏa mãn cơn khát nhanh mỗi khi cơ thể bị thiếu nước.
Tham khảo thêm các thông tin sản phẩm máy tốt tại:
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN
Danh mục tin
1
54
110
25
114
206
91
48
65
7
0
Tin Liên Quan