Mục Lục
TDS là tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước, là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm cả khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS chỉ đo tổng lượng chất rắn hòa tan thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nước.
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không nên vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không nênvượt quá 1000mg/l đối với nguồn nước dùng cho sinh hoạt.
Tùy vào từng vị trí đo cụ thể, TDS sẽ thể hiện các ý nghĩa khác nhau:
+ Nguồn nước đầu vào: thể hiện độ bẩn, mức độ tạp chất, số lượng các ion kim loại mang điện tích…ở trong nguồn nước trước khi lọc.
+ Nguồn nước sau màng lọc RO: thể hiện khả năng lọc sạch của màng RO, độ tinh khiết của nguồn nước sau khi lọc.
+ Nguồn nước trên vòi sử dụng: Thể hiện khả năng bổ sung các vi khoáng có lợi cho cơ thể của các lõi lọc tạo vị, tạo khoáng.
Ví dụ: Nguồn nước đầu vào có TDS = 200, khả năng lọc của màng RO phụ thuộc vào bản chất của tạp chất ban đầu của nước, áp lực làm việc và nhiệt độ môi trường
o TDS đầu vào = 200 ppm.
o TDS sau màng RO = 200*10% = 20 ppm (đạt yêu cầu)
PH là một chỉ số xác định độ kiềm tính của nước. Thang đo pH từ 0-14. Một chất có tính chất trung tính thì pH=7
Trong nước uống, pH ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa. Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Có thể sử dụng thang đo bằng bảng chỉ thị màu trên giấy pH.: Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5.
+ Cũng có thể sử dụng bút đo pH để kiểm tra độ pH.
Bút điện phân gồm có hai điện cực bằng nhôm, hai điện cực bằng sắt. Nếu sử dụng bút bằng điện lưới (220V xoay chiều) thì điện thế một chiều giữa cực nhôm và cực sắt là 220V. Khi điện phân nước, mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly.
Khi dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó mang theo các ion kim loại ở trong nước và tạo ra các phản ứng hóa học với các điện cực nhôm và sắt, tạo nên các màu khác nhau. Dựa vào màu sắc này chúng ta có thể phát hiện một số ion kim loại và tạp chất có trong nước như:
+ Chỉ sủi bọt, không có kết tủa, không tạo vẩn: Nước tinh khiết
+ Chỉ sủi bọt, tạo kết tủa trắng: Chứa Ca 2+, Ag+…
+ Màu nâu đỏ, có váng: Chứa nhiều ion Fe 2+, Fe 3+…
+ Màu xanh lơ, có vẩn kết tủa: Chứa nhiều Cu 2+…
+ Màu xám nhạt: Có chứa Pb 2+, Hg…
+ Màu nâu đen: có chứa Mn 2+…
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN
Danh mục tin
1
54
110
25
114
206
91
48
65
7
0
Tin Liên Quan